Ngay từ đầu năm 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo cần phải có một gói tín dụng 100 nghìn tỷ đồng với cơ chế vay ưu đãi, thuận lợi, thông thoáng nhất để khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp ứng dụng CNC.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, tháng 4-2017, Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 813 về chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao, nông nghiệp sạch. Đây là chương trình không có sự hỗ trợ của Nhà nước mà nguồn vốn do các ngân hàng thương mại cân đối từ nguồn vốn huy động trên thị trường.
Song song đó, người dân cũng bắt đầu ý thức cao về việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp. Những bước khởi sắc của nông nghiệp trong những tháng đầu năm 2017 đang dần minh chứng cho việc người nông dân đã chú trọng hơn đến cách làm nông nghiệp quy mô, ứng dụng công nghệ để sản xuất nông nghiệp theo hướng sạch.
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy nửa đầu năm nay ngành nông lâm nghiệp và thủy sản đã có mức tăng 2,65% cùng kỳ năm trước và đã đóng góp 0,43 điểm phẩm trăm vào tăng trưởng GDP.
Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản nửa đầu năm nay đạt 17,1 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 9,1 tỷ USD, tăng 15,4%; giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,5 tỷ USD, tăng 14,1%; giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 3,8 tỷ USD, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước.
Hầu hết các ngành hàng đều có sự gia tăng mạnh cả về khối lượng và giá trị như gạo,thủy sản, hàng rau quả, chè, cao su, gỗ và sản phẩm gỗ…
Giải pháp nào cho sự bền vững?
Tuy đang có những bước khởi đầu khá suôn sẻ, nhưng để chuyển đổi môt nền nông nghiệp vốn manh mún, tự phát sang nền nông nghiệp công nghệ cao hoàn toàn không phải là câu chuyện của riêng ngành nông nghiệp.
Để có những bước phát triển mạnh mẽ, ngoài chính sách thông thoáng của chính phủ, sự hỗ trợ của các ngân hàng, ý thức của người sản xuất của người dân thì việc áp dụng những giải pháp về công nghệ nhằm tự động hóa toàn bộ là vô cùng cần thiết.
Với sự phát triển của công nghệ về IoT (Internet of Things), sản xuất nông nghiệp ngày nay đã có thể được quản lý và giám sát từ xa thông qua các hệ thống cảm biến phục vụ cho nhu cầu của đặc thù các ngành nông nghiệp.
Đơn cử là giải pháp quản lý nông nghiệp thông minh của Công ty Cổ phần Công nghệ Sao Bắc Đẩu hiện đang được đánh giá cao, gồm các tính năng đo lường và giám sát về độ ẩm, nhiệt độ, hàm lượng phân bón, lượng nước tưới; tự động lập lịch tưới tiêu, bón phân,…. giúp nông dân thế hệ mới canh tác ở mọi quy mô và lĩnh vực đều có thể áp dụng khoa học công nghệ nhằm tăng năng suất mùa vụ và thu lợi nhiều hơn trên nông trại của mình.
Ngoài ra cần có sự tham gia của các doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp bài với chiến lược phát triển bền vững và có chuỗi giá trị từ đầu vào đến đầu ra cho sản phẩm. Họ có thể đồng hành cùng người nông dân để tạo ra các sản phẩm có giá trị cao.